Tham quan về nguồn năm học 2023 – 2024 của Trường Tiểu học Thạnh Lợi 1

   Thực hiện Kế hoạch giáo dục và Chương trình công tác Đội năm học 2023 – 2024, ngày 30/3/2024 Trường Tiểu học Thạnh Lợi 1 tổ chức tham quan về nguồn nhằm giáo dục cho các em học sinh lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào với truyền thống cách mạng của cha ông trên chính quê hương của mình; trang bị thêm cho các em kiến thức, tầm hiểu biết về thế giới xung quanh, về nguồn cội cũng như nét đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp.

Trong buổi tham quan đầu tiên là phần thắp hương mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, tiếp đó các em được các anh chị trong đội thuyết trình Lăng thuyết minh về khu mộ của Cụ Phó bảng, nhà trưng bày và khu vực nhà sàn của Bác Hồ được đặt trong khu di tích.

 

LăngNHÀ SÀN

Ảnh

Các em được tham quan Bảo tàng Đồng Tháp – nơi bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật giá trị lịch sử, di sản văn hoá vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp qua các thời kỳ.

Hình ảnh

Bao tang

Bao tang 1

Ngoài ra, các em học sinh còn được tham quan khu di tích Xẻo Quýt tại ấp 4 thuộc địa phận xã Mỹ Hiệp và xã Mỹ Long, Cao Lãnh, Đồng Tháp. Xưa kia, nơi đây là vùng đất hoang vu, sình lầy, đầy cỏ dại và là vùng nước ngọt nhiễm phèn, lắm muỗi, nhiều đĩa. Việc ăn ở, hoạt động của cơ quan Tỉnh ủy chủ yếu dựa vào sự đùm bọc, che chở của nhân dân quanh vùng và phải đào mương lên liếp để ngăn xe tăng giặc, xây dựng công sự và trồng cây gây rừng để trú ẩn và hoạt động. Rừng tràm di tích hiện nay là thành quả của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương thực hiện chủ trương trồng cây gây rừng của Tỉnh ủy năm 1961. Ngày nay, tràm ở đây có tuổi thọ khoảng 50 năm và mỗi cây tràm là biểu tượng của tấm lòng dân che chở Đảng.

Xeo quyt

Xeo quýt

XQ

Qua chuyến tham quan trải nghiệm thực tế, đã mang lại một hình thức giáo dục hiệu quả, gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo hiệu ứng tốt cho học sinh chủ động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của địa phương để từ đó biết trân trọng những giá trị truyền thống, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả, thiết thực hơn ở thế hệ trẻ. Giáo dục truyền thống và định hướng lý tưởng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình.

Người viết: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Trả lời