Tiết đọc thư việc của Trường Tiểu học Thạnh Lợi 1

Trước đây có rất ít học sinh chịu tìm hiểu đọc sách, có những em rụt rè không dám lên thư viện để đọc hoặc là các em sẽ đọc sách ở góc thư viện trong lớp của mình. Thì hiện nay, các em học sinh Trường Tiểu học Thạnh Lợi 1 có thể tự do tìm hiểu sách, bổ sung kiến thức cho các em trong học tập và trong cuộc sống thông qua “Tiết đọc thư viện”.

Trên thời khóa biểu một lớp sẽ học tiết đọc thư viện 2 tiết/học kì. Thời gian của mỗi tiết đọc tương đương với những tiết học khác. Trong tiết đọc thư viện có các hoạt động đọc chính giúp phát triển thói quen đọc sách của học sinh. Những hoạt động đọc không tập trung vào dạy kỹ năng đọc mà mục đích chính của tiết đọc thư viện là hình thành và phát triển thói quen đọc sách. Đến với tiết đọc thư viện thứ nhất giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Thạnh Lợi 1 đã cùng nhau tham gia, các em đã được làm quen với nội quy thư viện, bảng mã màu, cách chọn sách, mượn trả và bảo quản sách. Các em rất vui tươi và hứng khởi khi tham gia tiết học này.z4901271649812_28497adcb6a38d01af90d9ebd9ad99e6

(Học sinh tham gia tìm hiểu về bảng màu)

z4901271660475_4e50b97b2f24f5cd786a00870a8d08e7
(Học sinh tham gia tìm hiểu về quy trình mượn trả sách ở thư viện)

Thông qua tiết đọc thư viện thứ nhất, giúp học sinh hiểu hơn về việc bảo quản sách và các nội quy bên trong, bên ngoài thư viện. Học sinh không chỉ tiếp cận được nhiều đầu sách hay mà còn được khơi gợi niềm đam mê đọc sách. Nhờ vậy, học sinh chủ động trong việc tìm đọc sách, phát triển vốn từ, được giáo dục đạo đức, kỹ năng sống khi hiểu được ý nghĩa câu chuyện.

z4901271653065_97452dd145b71ed350407739e8a6a9b4

Tùy theo khối lớp, giáo viên giới thiệu đến HS những đầu sách phù hợp. Trong tiết đọc thư viện, giáo viên tổ chức nhiều hoạt động giúp các em hứng thú học tập, trong đó, học sinh có thể viết bài cảm nhận và chia sẻ cùng bạn bè về sự hiểu biết của mình sau khi đọc sách hay vẽ các nhân vật trong câu chuyện và trưng bày tại góc trưng bày của phòng học để các bạn cùng xem.

Ngoài ra, học sinh cũng có thể tham gia các trò chơi trong quá trình học tiết đọc thư viện. Tất cả các hoạt động đều trên tinh thần tự nguyện và tạo không khí thoải mái cho học sinh. Khi các em cảm nhận được sự thích thú khi tham gia tiết đọc thư viện, các em càng yêu thích đọc sách hơn.

Nhờ Tiết đọc thư viện, học sinh có cái nhìn khác về đọc sách. Các em không chỉ hứng thú, yêu thích đọc sách hơn mà còn tích lũy được vốn từ, khả năng sáng tạo và được giáo dục đạo đức, kỹ năng sống ngay từ lứa tuổi tiểu học. Đồng thời, học sinh tiểu học còn được hình thành thói quen đọc sách, phát huy văn hóa đọc trong lứa tuổi học đường./.

Võ Phùng Thị Cẩm Thi

Trả lời