SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TỔ KHỐI 2+3- TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH LỢI 1

    Thực hiện Công văn số 648/SGDĐT-GDTH ngày 09 tháng 6 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn cấp Tiểu học kể từ năm học 2020 – 2021;

Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị. Chiều 14h ngày 18/3/2022 chuyên môn Trường Tiểu học Thạnh Lợi 1 tổ chức sinh hoạt chuyên môn tháng 3, năm học 2021 – 2022.  Về dự chuyên đề gồm có CBQL của trường và tất cả giáo viên trong trường.

1

2

   Toàn cảnh buổi sinh hoạt chuyên môn

    Mở đầu buổi sinh hoạt chuyên môn, tất cả các thành viên tham dự đã được dự giờ tiết học bài: MRVT: Gia đình (tt) cô Đinh Thị Ngọc Lên – Giáo viên lớp 2/1 thực hiện giảng dạy.

Cô Đinh Thị Ngọc Lên - giảng dạy một tiết minh họa trong buổi sinh hoạt chuyên môn.

Cô Đinh Thị Ngọc Lên – giảng dạy một tiết minh họa trong buổi sinh hoạt chuyên môn.

Trên cơ sở điểm tựa là tiết giảng của cô Lên các thành viên tham dự chuyên đề đã tiến hành trình bày, chia sẻ, thảo luận, trao đổi những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dạy .

4

5

6

7

          Học sinh hoạt động chia sẻ trong giờ học

Thông qua tiết dạy minh họa, thông qua thảo luận tiết dạy , giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, áp dụng vào bài giảng hàng ngày trên lớp.

Người dự giờ sẽ tập trung quan sát và ghi nhận lại hoạt động, biểu hiện của học sinh trong buổi học nhưng đảm bảo không ảnh hưởng đến các em. Sự quan sát này sẽ giúp người dự giờ đánh giá được học sinh có chăm chú hay không, có hứng thú với bài học không và có hiểu bài hay không. Trong buổi học, học sinh có đóng góp xây dựng bài không. Ngoài ra, đội ngũ dự giờ còn chú ý đến cả những học sinh thụ động, không phát biểu hoặc có biểu hiện chưa hiểu bài; từ đó nghiên cứu lại vấn đề các em đang gặp phải là gì để tìm ra phương án cải thiện phù hợp.

* Các lợi ích có được sau  khi tham gia học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm qua tiết dạy nghiên cứu bài học

– Học cách quan sát tinh tế, nhạy cảm việc học của học sinh.

– Hiểu sâu, rộng hơn về học sinh và đồng nghiệp.

– Cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hoá nhà trường.

– Tạo cơ hội cho Cán bộ quản lý, giáo viên hiểu về quy định, chính sách của ngành và công việc của mỗi giáo viên.

– Tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới Phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của học sinh làm trung tâm của giáo viên khi tham gia Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Sau dự giờ, giáo viên của trường đã tổ chức trao đổi, chia sẻ  tập trung vào các nội dung như: Phân tích việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh trong lớp; sự tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; sự tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận; cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập, cách quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của học sinh; biện pháp hỗ trợ, khuyến khích học sinh tự học, hợp tác; tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên…Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, các giáo viên sẽ chủ động, sáng tạo, áp dụng vào giảng dạy các bài học hàng ngày, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường năm học 2020-2021.

Người viết

Trần Thị Cẩm Duy

Trả lời